Chuyển đến nội dung chính

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴

Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.

Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.

Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.

Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.

Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.


NhaDatSaiGon.Net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tài tử siêu 'soái ca' Cha In Pyo tuyên bố từ chối quyền thừa kế Tập đoàn của cha vì đó là điều vô nghĩa

  Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo, sinh năm 1967, vừa tuyên bố từ chối quyền thừa kế tập đoàn Woosung Shipping của cha anh trị giá 370 ngàn tỷ won. Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo Được biết, vào ngày 8/7 vừa qua, người cha của tài tử Cha In Pyo - ông Cha Su Woong đã từ trần ở tuổi 83, sau thời gian dài điều trị bệnh. Ông đã để lại di nguyện cho anh và 2 người anh em trai tài sản là tập đoàn Woosung Shipping. Woosung Shipping là Tập đoàn vận tải biển đứng thứ 10 toàn cầu. Công chúng đã đổ dồn sự quan tâm đến người thừa kế của Tập đoàn này sau khi tang lễ cố chủ tịch hoàn tất.   Chia sẻ về lý do nam tài tử và cả 2 người anh em trai đều từ chối quyền thừa kế tập đoàn, anh cho hay bản thân anh đã chọn từ bỏ công việc làm ăn của gia đình để trở thành ngôi sao điện ảnh thì không còn phù hợp so với những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn. "Có những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn, nên việc trao quyền thừa kế đối với chúng...

Thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục rõ nét

(  NhaDatSaiGon.Net  ) Tín hiệu hồi phục của thị trường đã bắt đầu xuất hiện khi thanh khoản tại một số khu vực đã ghi nhận. Cộng với động thái quyết liệt gỡ khó của Chính phủ, nhân tố này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường .     Chỉ mới cách đây nửa năm, bức tranh ảm đạm vẫn còn bao phủ thị trường. Khó khăn của doanh nghiệp địa ốc chất chồng khi loạt dự án vướng pháp lý, dòng tiền thu về khó do tỷ lệ hấp thụ bán hàng thấp, áp lực từ nguồn vốn triển khai dự án… Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, tại một số thị trường như Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên… các dự án bắt đầu rục rịch rịch khởi động mở bán. Ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ booking sản phẩm tăng mạnh, tập trung vào dòng chung cư. Thậm chí, có dự án mới mở bán đã ghi nhận “hết hàng” trong ngày. Loạt tín hiệu tích cực đó đã xuất hiện. Đáng chú ý mới đây, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tháo gỡ vướng mắc cho thị trường địa ...