Chuyển đến nội dung chính

Cách hóa giải khi giường ngủ gần cửa ra vào


Theo quan niệm của phong thủy, không nên kê giường ngủ gần cửa ra vào. Nguyên nhân được cho là, nếu đặt giường ngủ ở vị trí này sẽ phải đón nhận nguồn năng lượng quá đột ngột, quá năng động không hề tốt cho phòng ngủ.




Vì sao giường ngủ gần cửa ra vào phòng ngủ được đánh giá là phong thủy xấu?

Vì cửa ra vào thường có dòng chảy năng lượng mạnh mẽ hoặc ùa vào đột ngột. Nguồn năng lượng này có thể rất đáng lo ngại, quá năng động so với không gian cần sự yên tĩnh như phòng ngủ.
Để tạo ra phong thủy tốt cho phòng ngủ, bạn cần phải có năng lượng "bổ dưỡng" nhất, thư giãn và gợi cảm xung quanh giường ngủ.


Thế nào là giường ngủ gần cửa ra vào phòng ngủ?


Giường ngủ gần cửa ra vào là chiếc giường được kê dựa vào bức tường có cửa ra vào, hoặc dựa vào bức tường gần cửa ra vào.

Cách hóa giải:


Nếu cách sắp xếp trong phòng ngủ của bạn không cho phép kê giường sang một vị trí khác, bạn cần phải tạo ra năng lượng bảo vệ mạnh mẽ xung quanh giường ngủ. Nói cách khác, bạn cần phải tạo ra vách ngăn mềm mại nhưng rõ ràng giữa năng lượng "xộc" vào qua cửa phòng ngủ và năng lượng của giường ngủ.

Bạn có thể làm được điều này với những giải pháp trang trí đơn giản giữa giường ngủ và cửa ra vào. Ví dụ :
- Bạn có thể kê chiếc bàn đầu giường với hiệu ứng thị giác mạnh mẽ: Thêm một chiếc đèn ngủ với ánh sáng có khả năng khuếch tán rộng và một vài phụ kiện trang trí khác trên bàn để bảo vệ năng lượng xung quanh giường ngủ của bạn.

- Một chiếc kệ/tủ đồ thấp: Giải pháp phong thủy này rất tuyệt vời vì nó giúp bạn tạo ra nguồn năng lượng giống như cái kén, bao bọc lấy giường ngủ, bảo vệ nó một cách tuyệt đối khỏi cửa ra vào. Bạn sẽ phải lựa chọn thật khôn ngoan để hình dáng và phong cách của kệ/tủ đồ hài hòa với phong cách nội thất phòng ngủ.

- Một vách ngăn di động: Nếu không gian phòng ngủ của bạn không cho phép tích hợp các giải pháp trên, bạn luôn có thể tìm đến một vách ngăn di động. Ưu điểm của giải pháp này đó là bạn có thể điều chỉnh vách ngăn ở vị trí mong muốn và có thể cất gọn khi không dùng đến.

NhaDatSaiGon.Net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đất nông nghiệp vượt hạn mức được bồi thường như thế nào?

Theo Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định nêu trên nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng .∴ Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng. Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và ch