Chuyển đến nội dung chính

Kết thúc nửa đầu năm 2023, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD với mức tăng trưởng ấn tượng.



Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính chung trong nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 164 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022.




Trong số các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản đều đang tăng trưởng mạnh về kim ngạch. Đáng chú ý, có tới 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam góp mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm.




Đứng đầu là mặt hàng rau quả dẫn đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, trong tháng 6, xuất khẩu rau quả đạt 723.000 USD, tăng 182,1% so với tháng 6/2022. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,7 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng 64,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.


“Á quân nông sản” gọi tên cà phê với trị giá 392.000 USD và hơn 150.000 tấn trong tháng 6, tăng 24,3% về kim ngạch và tăng 9,1% về sản lượng so với tháng 6/2022. Kể từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hạt cà phê sang các nước đạt hơn 2,4 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng nhẹ 3% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2,2% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo là mặt hàng nông sản đứng thứ 3 về kim ngạch với gần 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2022. Sản lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 4.270 tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 4 trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong 6 tháng đầu năm là hạt điều. Trong tháng 6, xuất khẩu hạt điều đạt 56.000 tấn với kim ngạch đạt 325 triệu USD. Kết thúc 6 tháng đầu năm, hạt điều mang về hơn 1,61 tỷ USD với sản lượng 276.000 tấn xuất khẩu, tăng 10,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xếp thứ 5 là mặt hàng cao su, trong tháng 6/2023, xuất khẩu cao su đạt 180.000 tấn với kim ngạch đạt 239 triệu USD. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su mang về 1,05 tỷ USD với sản lượng 766.000 tấn, giảm nhẹ 2,6% về lượng và 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong nửa cuối năm 2023, các mặt hàng nông sản vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là mặt hàng rau quả. Đánh giá về mức tăng trưởng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá nếu đà tăng trưởng với tốc độ này thì chắc chắn năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 5 tỷ USD, đó là hầu như chúng ta mới xuất khẩu thô, sản phẩm ở dạng quả tươi. Đặc biệt, nếu đầu tư tốt hơn nữa cho chế biến sâu, khai thác tiềm năng thị trường thì con số 10 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.

Với mặt hàng gạo, hiện giá gạo của Việt Nam cao xấp xỉ Ấn Độ, cao hơn Thái Lan. Việt Nam cũng đang chuẩn bị 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải. Sản lượng dự kiến của Việt Nam trong cả năm 2023 dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, dự báo mang về hơn 4 tỷ USD.


Như Quỳnh
NhaDatSaiGon.Net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đất nông nghiệp vượt hạn mức được bồi thường như thế nào?

Theo Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định nêu trên nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng .∴ Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng. Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và ch

Tài tử siêu 'soái ca' Cha In Pyo tuyên bố từ chối quyền thừa kế Tập đoàn của cha vì đó là điều vô nghĩa

  Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo, sinh năm 1967, vừa tuyên bố từ chối quyền thừa kế tập đoàn Woosung Shipping của cha anh trị giá 370 ngàn tỷ won. Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo Được biết, vào ngày 8/7 vừa qua, người cha của tài tử Cha In Pyo - ông Cha Su Woong đã từ trần ở tuổi 83, sau thời gian dài điều trị bệnh. Ông đã để lại di nguyện cho anh và 2 người anh em trai tài sản là tập đoàn Woosung Shipping. Woosung Shipping là Tập đoàn vận tải biển đứng thứ 10 toàn cầu. Công chúng đã đổ dồn sự quan tâm đến người thừa kế của Tập đoàn này sau khi tang lễ cố chủ tịch hoàn tất.   Chia sẻ về lý do nam tài tử và cả 2 người anh em trai đều từ chối quyền thừa kế tập đoàn, anh cho hay bản thân anh đã chọn từ bỏ công việc làm ăn của gia đình để trở thành ngôi sao điện ảnh thì không còn phù hợp so với những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn. "Có những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn, nên việc trao quyền thừa kế đối với chúng tôi - những người không biết gì về ngành vận tải biển