Chuyển đến nội dung chính

Nhờ giá nguyên liệu giảm mà nhiều doanh nghiệp ngành than có lãi tăng cao trong quý 2 và nửa đầu năm 2023.

Bối cảnh thị trường 6 tháng đầu năm 2023 vẫn đang "ủng hộ" các doanh nghiệp ngành than. Sau khi đồng loạt báo lãi cao trong quý 1, diễn biến tích cực này vẫn tiếp tục được phản ánh trong KQKD quý 2/2023.

Mặc dù doanh thu có dấu hiệu sụt giảm nhưng nhờ tiết giảm giá vốn nên nhiều doanh nghiệp than vẫn có lãi cao trong quý 2, trong đó ấn tượng nhất là Than Đèo Nai (TDN), doanh nghiệp này báo lãi 15,6 tỷ đồng cao gấp nhiều lần con số hơn 400 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.

Than Hà Tu (THT), Núi Béo (NBC), Than Hà Lầm (HLC) và Than Mông Dương (MDC) cũng đồng loạt công bố mức lãi tăng trưởng bằng lần trong quý 2/2023.

Cá biệt có trường hợp thua lỗ của Than Cao Sơn (CST), nguyên nhân là do công ty đã khai thác hết trữ lượng than còn lại theo giấy phép khai khác số 2805/GPKT-BTNMT, trong khi đó công ty chưa được cấp giấy phép khai thác mới nên sản lượng than sản xuất giảm, dẫn đến doanh thu giảm. Doanh thu không đủ để bù đắp các khoản chi phí biến đổi, chi phí cố định nên dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.
Nhiều doanh nghiệp ngành than lãi tăng bằng lần trong nửa đầu năm 2023 - Ảnh 1.

Trong kỳ còn chứng kiến kết quả kinh doanh sụt giảm của CLM khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2023 lần lượt giảm 38% và 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện CLM chưa có văn bản giải trình về tình hình kinh doanh sụt giảm này.

Bức tranh nửa đầu năm 2023 của các doanh nghiệp ngành than tương đối khởi sắc khi đa phần đều có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu là XNK Than - Vinacomin (CLM) đạt mức tăng trưởng 32%, tuy nhiên CLM cũng là doanh nghiệp có mức lợi nhuận nửa đầu năm 2023 sụt giảm mạnh nhất.

Than Đèo Nai (TDN) có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất với 314%, tăng từ 6,4 tỷ đồng lên 26,5 tỷ đồng, tiếp đó là Than Hà Tu (208%), Than Mông Dương (148%), Than Búi Béo (123%), Than Vàng Danh (115%)...

Nhiều doanh nghiệp ngành than lãi tăng bằng lần trong nửa đầu năm 2023 - Ảnh 2.

Với kết quả kinh doanh khả quan sau nửa đầu năm, nhóm doanh nghiệp ngành than về cơ bản đều đã hoàn thành được một nửa kế hoạch kinh doanh cả năm 2023.

Cá biệt có trường hợp của CLM, mặc dù KQKD sụt giảm so với cùng kỳ nhưng với các chỉ tiêu kinh doanh thận trọng nên đã hoàn thành được 80% mục tiêu về doanh thu và vượt 97% kế hoạch lợi nhuận. Trong khi đó khoản lãi mỏng trong nửa đầu năm mới chỉ giúp Than Cọc 6 (TC6) hoàn thành được vỏn vẹn 5% kế hoạch lãi cả năm 2023.

Nhiều doanh nghiệp ngành than lãi tăng bằng lần trong nửa đầu năm 2023 - Ảnh 3.
NhaDatSaiGon.Net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đất nông nghiệp vượt hạn mức được bồi thường như thế nào?

Theo Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định nêu trên nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng .∴ Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng. Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và ch

Tài tử siêu 'soái ca' Cha In Pyo tuyên bố từ chối quyền thừa kế Tập đoàn của cha vì đó là điều vô nghĩa

  Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo, sinh năm 1967, vừa tuyên bố từ chối quyền thừa kế tập đoàn Woosung Shipping của cha anh trị giá 370 ngàn tỷ won. Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo Được biết, vào ngày 8/7 vừa qua, người cha của tài tử Cha In Pyo - ông Cha Su Woong đã từ trần ở tuổi 83, sau thời gian dài điều trị bệnh. Ông đã để lại di nguyện cho anh và 2 người anh em trai tài sản là tập đoàn Woosung Shipping. Woosung Shipping là Tập đoàn vận tải biển đứng thứ 10 toàn cầu. Công chúng đã đổ dồn sự quan tâm đến người thừa kế của Tập đoàn này sau khi tang lễ cố chủ tịch hoàn tất.   Chia sẻ về lý do nam tài tử và cả 2 người anh em trai đều từ chối quyền thừa kế tập đoàn, anh cho hay bản thân anh đã chọn từ bỏ công việc làm ăn của gia đình để trở thành ngôi sao điện ảnh thì không còn phù hợp so với những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn. "Có những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn, nên việc trao quyền thừa kế đối với chúng tôi - những người không biết gì về ngành vận tải biển